Hồng môn xanh

Tên khoa học: Anthurium scherzerianum

Họ: Ráy

Nguồn gốc: châu Mỹ

Thuộc nhóm hồng môn đại

Giá bán: 145,000 đ
  • Đảm Bảo Chất Lượng (Phản hồi trực tuyến 24/7) Đảm Bảo Chất Lượng (Phản hồi trực tuyến 24/7)
  • Giao Hàng Nhanh Nhất (Dịch vụ giao hàng nhanh uy tín) Giao Hàng Nhanh Nhất (Dịch vụ giao hàng nhanh uy tín)
  • Đổi Trả Hàng (Đảm bảo hoàn tiền 100%) Đổi Trả Hàng (Đảm bảo hoàn tiền 100%)

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

 

1. Ánh sáng

Hồng môn là loại cây ưa sáng, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao nhưng cũng có thể chịu được trong môi trường ánh sáng yếu. Tuy nhiên, nếu đặt ở nơi quá tối, hoa sẽ nở ít và chậm. Còn nếu đặt ở nơi ánh sáng quá chói chang, ánh nắng sẽ làm lá cây dễ khô héo. Vì thế, nên đặt chậu hoa trong nhà. Bạn cũng có thể đặt hoa ở nơi có điều kiện ánh sáng nhẹ hoặc bóng râm. Tránh để hoa tiếp xúc ánh nắng trực tiếp. Cây cần ánh sáng gián tiếp hoặc ánh nắng nhẹ buổi sớm trước 10h. Nếu trồng cây trong nhà nên đặt chậu tại nơi ban công, cửa sổ.

Khi chăm sóc cây hồng môn tại nhà cần chú ý đến lượng nước tưới. Cây hồng môn phát triển rất tốt trong độ ẩm của đất đạt 70-80%, dựa vào đặc điểm của cây mà bạn cần có chế độ tưới nước thích hợp. 

 

2. Đất trồng

Đất trồng hồng môn phải là loại đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng, luôn đảm bảo độ tơi xốp. Có thể trộn thêm phân chuồng hoặc các loại mùn để đảm bảo tốc độ sinh trưởng của cây.

Để thuận tiện và không mất nhiều thời gian thu thập giá thể, cân chỉnh tỷ lệ, phối trộn, bạn có thể tham khảo thêm loại đất trồng chuyên dụng cho kiểng lá:

https://vugarden.vn/vat-tu-nong-nghiep

 

3. Nhiệt độ

Cây hồng môn phát triển tốt trong khoảng 15-30oC. Nếu thấp hơn 15 độ cây sinh trưởng và phát triển chậm, nếu hơn 30 độ cây sẽ bị và thối lá và chết. Vì vậy với khí hậu khắc nhiệt như Việt Nam bạn nên đặt hồng môn ở nơi thoáng mát hoặc trong phòng.

 

4. Bón phân

Khi trồng hồng môn tuyệt đối các bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng ở nơi râm mát được khoảng 2 tuần cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 2 tháng thì có thể tưới phân hoặc sử dụng phân động vật để thêm dinh dưỡng.

 

5. Phòng sâu bệnh

Một số loại bệnh mà hồng môn thường gặp đó là virus xoắn lá, thối củ, thối gốc và thối thân.

Với bệnh virus xoắn lá, nó khiến lá cây bị xoắn lại, không có khả năng cho ra hoa; vì thế cần phải loại bỏ những cây bị bệnh vì chúng không còn khả năng ra hoa...

Có thể bạn quan tâm