Vạn lộc đỏ

Tên khoa học: aglaonema rotundum pink

Tên gọi khác: 

Họ: Ráy

Nguồn gốc: Indonesia, Thái Lan, sau này được nhân giống và trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Á.

Giá bán: 65,000 đ
  • Đảm Bảo Chất Lượng (Phản hồi trực tuyến 24/7) Đảm Bảo Chất Lượng (Phản hồi trực tuyến 24/7)
  • Giao Hàng Nhanh Nhất (Dịch vụ giao hàng nhanh uy tín) Giao Hàng Nhanh Nhất (Dịch vụ giao hàng nhanh uy tín)
  • Đổi Trả Hàng (Đảm bảo hoàn tiền 100%) Đổi Trả Hàng (Đảm bảo hoàn tiền 100%)

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

 

1. Ánh sáng

Cây vạn lộc là loài ưa râm mát, quen với ánh sáng yếu vì vậy bạn không nên để cây trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời để cây không bị héo và chết. Vị trí tốt nhất để đặt cây là những nơi gần cửa sổ không có ánh sáng quá mạnh và cây quang hợp tốt.

 

2. Đất trồng

Vạn Lộc có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Có thể trộn thêm ít tro, chấu, sơ dừa. Hoặc bạn có thể mua trực tiếp đất hữu cơ ở ngoài cửa hàng về trồng.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm đất trồng cây đa dụng an toàn, thân thiện môi trường tai link bên dưới:

https://vugarden.vn/vat-tu-nong-nghiep/dat-trong-cay-da-dung.html

 

3. Nhiệt độ

Chú ý đặt cây sống trong điều kiện nhiệt độ không quá cao, đặt trong phòng không có sự lưu thông không khí, thiếu ánh sáng, lại nóng bức thì cây sẽ thiếu điều kiện để phát triển. Nếu đặt trong phòng máy lạnh thường xuyên thì định kỳ hàng tuần nên mang ra ngoài cho cây sưởi ấm, làm hồng sắc lá.

 

4. Bón phân

Sử dụng phân bón hoặc dung dịch thuỷ sinh được bán theo cây. Phân bón nên bón định kỳ 4-6 tháng/ lần, còn dung dịch thuỷ sinh có thể dùng mỗi khi thay nước, tuy nhiên không nên dùng quá nhiều, có thể làm úng, hư lá.

 

5. Phòng sâu bệnh

Cây vạn lộc thường gặp phải một số bệnh gây ra bởi vi khuẩn, nấm như phấn trắng, thối lá hoặc sâu hại tấn công. Vì vậy hãy thường xuyên loại bỏ những phần bị bệnh, bắt sâu để ngăn chặn chúng lây bệnh cho cả cây.

Có thể bạn quan tâm